Thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị và Kết luận số 107-KL/TW, ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Công văn 668/-CV/TU ngày 21/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về việc “Chỉ đaọ cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố đã có các kế hoạch tuyên truyền, vận động tổ chức các hoạt động trong các phong trào thi đua. Đồng thời , hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch về việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị” trong chương trình thống nhất hành động để tổ chức thực hiện.
-UBMT thành phố đã hướng dẫn chỉ đạo UBMT 9 phường chủ động lồng ghép nội dung cuộc vận động vào các chương trình, nội dung và các phong trào thi đua của mình để triển khai thực hiện. Đồng thời tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên các hệ thống thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng thành phố trong lựa chọn, mua sắm hàng hóa. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng phường để tổ chức các hoạt động, tuyên truyền vận động với nhiều hình thức thiết thực, phù hợp với đơn vị mình, ở địa bàn khu dân cư. Công tác tuyên truyền, vận động được lồng ghép trong các buổi họp Công đoàn cơ sở, sinh hoạt tổ công đoàn, sinh hoạt tại các khu dân cư. Bên cạnh đó tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam kết không sản xuất mua bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, niêm yết giá….và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
- UBMT từ thành phố đến cơ sở luôn tranh thủ phối hợp với các Doanh nghiệp và các tổ chức thành viên triển khai phát động trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố như Đài Truyền thanh Đông Hà, sử dụng các loa truyền thanh của các khu dân cư để tuyên truyền về cuộc vận động, nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về cuộc vận động, từ đó tham gia thực hiện. Liên đoàn lao động thành phố tuyên truyền, vận động công đoàn các cấp nâng cao vai trò và trách nhiệm gương mẫu ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt trong mua sắm tài sản công cũng như trong tiêu dùng cá nhân, công tác tuyên truyền, vận động được lồng ghép trong các buổi họp; Hội LHPN thành phố phối hợp với các Công ty Việt như: Công ty sữa rồng vàng; Bột ngọt Vedan; Dầu ăn đậu nành Neptune gold ; Bánh kẹo Kinh đô…để tổ chức các hội thảo và trao hàng Việt Nam chất lượng cao đến tận tay người tiêu dùng.
II. Đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động.
1. Ưu điểm:
- Quá trình thực hiện cuộc vận động đã được lồng ghép vào các cuộc vận động khác, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng, nhu cầu của người tiêu dùng.
- Cuộc vận động đã phần nào làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất; Một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thực được một cách cơ bản về lợi ích của việc dùng hàng nội địa.
- Thông qua cuộc vận động chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn về chất lượng và mẫu mã, lợi ích của người tiêu dùng cũng được quan tâm, đảm bảo hơn.
- Cuộc vận động tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Cuộc vận động đã tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Hạn chế:
- Đảng bộ thành phố chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể hóa các nội dung về công tác tiếp tục đẩy mạnh CVĐ. MT và các đoàn thể chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn của BTG về thực hiện CVĐ và của cấp trên nên công tác phối hợp chỉ đạo chưa xuyên suốt.
- Tuy cuộc vận động đã triển khai đi vào cuộc sống, nhưng chưa có tính thuyết phục và đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở.
- Trong công tác tuyên truyền đã làm thường xuyên, nhưng chưa rõ nét, thiếu tính gương mẫu, đi đầu trong đội ngũ cán bộ CNVC… nên sức lan tỏa chưa cao. Cuôc vận động còn bất cập, hạn chế; chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định.
- Việc xây dựng xây dựng chương trình hành động riêng cho cuộc vận động vẫn còn chung chung, chưa cụ thể nên chưa phát huy hết sức mạnh của khối Đại đoàn kết trong CVĐ còn mờ nhạt. Đa số người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại của các nước lân cận như Lào, Thái Lan…Tâm tư của người tiêu dùng chưa mặn mà với hàng việt, vì chất lượng kém, mẫu mã hạn chế, thời hạn bảo hành ngắn.
- Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước và một bộ phận nhân dân chưa nghiêm túc thực hiện tinh thần, nội dung cuộc vận động.
- Cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên về cuộc vận động để tổ chức lãnh đạo và thực hiện. Một số đơn vị cho rằng đây là CVĐ của UBMT các cấp nên phó mặc, không thành lập được BCĐ cấp thành phố.
Phương hướng, nhiệm vụ:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động trong các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị gương mẫu, tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm tài sản công, sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày, tạo thói quen khi mua sắm, tiêu dùng; ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng do các doanh nghiệp, nhà sản xuất ở địa phương làm ra góp phần làm cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thật sự thiết thực và hiệu quả.
- Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện bốn nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cuộc vận động theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ chính trị. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, mặt trận, các đoàn thể, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thực hiện cuộc vận động. Tăng cường công tác hướng dẫn tuyên truyền thực hiện cuộc vận động ở cấp cơ sở, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn....
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, Mặt trận và các đoàn thể, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thực hiện cuộc vận động. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cuộc vận động ở cấp cơ sở, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn …
- Thực hiện tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng và góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động. Đồng thời việc giám sát việc đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với phòng văn hóa thông tin, đài truyền thanh – truyền hình thành phố về cuộc vận động.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang trôi nổi rất nhiều trên thị trường, đó là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Hệ lụy tiêu cực mang lại cho xã hội không nhỏ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm uy tín của nhà sản xuất chân chính, điển hình như đồ ăn, đồ uống thuốc chữa bệnh, kể cả phân bón, thuốc trừ
sâu… chưa có giải pháp giải quyết triệt để, tận gốc.
- Đề nghị các ngành chức năng cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, có chế tài mạnh mẽ, đồng thời giao nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan thực thi pháp luật, có làm được như vậy thì mới dần dần đẩy lùi được các hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn.
- BCĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tỉnh cần có hướng dẫn thành lập BCĐ các cấp nhằm thực hiện tốt hơn nữa các văn bản chỉ đạo mà cụ thể là lãnh đạo CVĐ này.
- Tỉnh phải có thông tin thường xuyên về việc thực hiện CVĐ thông qua các hoạt động xúc tiến Hội chợ, các gian hàng giữ giá, các gian hàng hóa hữu cơ…Nhằm khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH
(Đã Ký)
Nguyễn Thị Thanh Hương