ỦY BAN MTTQVIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN THƯỜNG TRỰC Đông Hà, ngày 10 tháng 7 năm 2018
KẾ HOẠCH
Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố,
(nhiệm kỳ 2019-2024)
Thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) khóa VIII; Thông tri số 28/TT-MTTW-BTT, ngày 06/02/2018 của Ban Thường trực UBTWMTTQVN hướng dẫn Đại hội MTTQVN các cấp tiến tới Đại hội đại biểu MTTQVN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024; Kế hoạch số 01/KH-MTTQ-BTT, ngày 05/6/2018 về Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024; Chỉ thị số 07- CT/TW, ngày 08/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố, nhiệm kỳ 2019-2024; Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố nhiệm kỳ 2019 – 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc góp phần thực hiện đường lối chiến lược của Đảng về tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, lập thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp.
2. Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp trong thành phố có nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua, xây dựng chương trình hành động cho nhiệm kỳ tới nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp mình và chương trình phối hợp, thống nhất hành động và giải pháp nâng cao tính thiết thực, hiệu quả công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ mới. Đồng thời, tham gia góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của Đại hội cấp trên.
3. Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp thành phố tiến hành lựa chọn, hiệp thương cử ra Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp bảo đảm tính tiêu biểu, đại diện, thiết thực và cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.
4. Việc tổ chức Đại hội phải được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo trang trọng, thiết thực, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đúng tiến độ và đúng quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cơ quan chuyên trách Mặt trận các cấp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 24/5/2018, của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đông Hà về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
II. VỀ CÁC NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI
1. Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ qua, kiểm điểm hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam trong nhiệm kỳ, đề ra phương hướng, mục tiêu, chương trình phối hợp hành động nhiệm kỳ tới.
2. Thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của đại hội Mặt trận cấp trên; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam.
3. Hiệp thương cử Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024.
4. Hiệp thương cử đại biểu dự Đại hội MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI ĐỘI
1. Xây dựng báo cáo chính trị của Đại hội
1.1. Đánh giá tổng kết nhiệm kỳ
- Cần đánh giá đúng tình hình các tầng lớp nhân dân và việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương; nêu rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ qua; đồng thời xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Cụ thể tập trung kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các nội dung sau:
+ Đánh giá tình hình các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
+ Kết quả việc đa dạng hoá tập hợp các tầng lớp nhân dân, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Việc tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tập trung đánh giá kết quả thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giảm nghèo bền vững, gắn với hoạt động “Vì người nghèo”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .
+ Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (kết quả tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, việc vận động nhân dân giám sát phản biện xã hội, công tác thanh tra nhân dân, công tác hoà giải và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương...)
+ Việc tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế.
+ Tập trung đánh giá vai trò của Mặt trận trong nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; kết quả công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”.
- Đánh giá chung: Những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm.
1.2. Xây dựng chương trình phối hợp hành động của nhiệm kỳ mới
- Bám sát chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan trực tiếp đến xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam như: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về “tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05 –CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Quy định 124-QĐ/TW, ngày 02/2/2018 của Ban Bí thư “Về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên”.
- Chương trình phối hợp hành động trong nhiệm kỳ mới cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ gắn với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, hướng những hoạt động gắn với lợi ích, nguyện vọng, hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
1.3. Về báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2014-2019.
Căn cứ chương trình công tác toàn khóa và quy chế hoạt động để đánh giá thực chất tình hình tổ chức, hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ qua (số lượng, cơ cấu, biến động, bổ sung, thay thế), trong đó phân tích làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; gắn kiểm điểm việc lãnh chỉ đạo các mặt công tác của Mặt trận trong nhiệm kỳ qua.
2. Về thảo luận các dự thảo văn kiện
- MTTQ Việt Nam phường: Tập trung thảo luận báo cáo chính trị của cấp mình đồng thời thảo luận góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội cấp thành phố và các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với công tác Mặt trận trong tình hình mới.
- MTTQ Việt Nam thành phố: Tập trung thảo luận báo cáo chính trị của cấp mình, đồng thời tổ chức thảo luận góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội cấp tỉnh và các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với công tác Mặt trận trong tình hình mới.
Phần thảo luận các dự thảo văn kiện tại Đại hội cần xác định những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn những vấn đề đặt ra, nhất là những đề xuất, kiến nghị về nội dung và giải pháp thực hiện. Việc tổ chức thảo luận các dự thảo văn kiện cần được tiến hành dân chủ, có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức thành viên, cán bộ Mặt trận đương nhiệm; các đồng chí lão thành cách mạng và các đồng chí cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ; các nhà khoa học, lãnh đạo quản lý và đại biểu Đại hội…
3. Về công tác chuẩn bị nhân sự Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố
3.1. Tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp
- Trung thành với Tổ quốc, tán thành mục tiêu tương đồng là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức MTTQ Việt Nam. Có năng lực, kinh nghiệm tập hợp, đoàn kết nhân dân và tự nguyện tham gia Uỷ ban MTTQ các cấp.
- Chấp hành Hiến pháp, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ MTTQ Việt Nam.
- Có tín nhiệm trong một tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc một tầng lớp nhân dân mà mình hoạt động, công tác, cư trú...
- Đủ sức khoẻ, có kiến thức và khả năng đóng góp ý kiến với cấp ủy Đảng, Chính quyền và Mặt trận các cấp trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của Mặt trận.
3.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ mới
- Tiêu chuẩn của thành viên tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ mới phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ theo Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức Trung ương “về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30- 11- 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05- 6- 2012 của Bộ Chính trị (khóa XI)”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của BCHTW Đảng khóa XII; Quyết định số 10-QĐ/TU ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về việc bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
- Về nhân sự Chủ tịch UBMTTQVN thành phố và phường: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp trong thành phố chủ động tham mưu với cấp ủy đảng về nhân sự Chủ tịch UBMTTQVN mỗi cấp theo đúng Chỉ thị số 17/CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 8/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy, cụ thể:
+ Đối với chức danh Chủ tịch UBMT thành phố:
Tham mưu thực hiện chủ trương Trưởng Ban Dân vận Thành ủy đồng thời là Chủ tịch UBMT thành phố và phân công, giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy còn thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ để hiệp thương giữ chức Chủ tịch UBMT thành phố.
+ Đối với chức danh Chủ tịch UBMT phường:
Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch UBMT nhiệm kỳ mới. Giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên BTV Đảng ủy hoặc 01 đồng chí cấp ủy viên có quy hoạch BTV cấp ủy để hiệp thương giữ chức Chủ tịch UBMT phường.
- Về độ tuổi tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ mới:
+ Đối với các chức danh mới tham gia lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất cả nhiệm kỳ.
+ Đối với các chức danh tái ứng cử phải còn thời gian công tác ít nhất nửa nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên, tính theo thời điểm Đại hội; cấp phường quý 1/2019; cấp thành phố tính đến tháng 5 năm 2019.
3.3. Cơ cấu thành phần Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp
- Cơ cấu thành phần Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp thành phố, cấp phường thực hiện theo quy định tại điều 22, điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, tình hình thực tế của từng địa phương; coi trọng tính tiêu biểu, tính đại diện và tính thiết thực; mở rộng thành phần là những cá nhân tiêu biểu, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ của uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. Tăng số Uỷ viên là người ngoài Đảng (bảo đảm ở cấp thành phố và cấp phường đạt từ 25% - 30%) để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất, là hình ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương.
- Các địa phương có nhiều thành phần các tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân thì Ủy ban MTTQ cấp đó cần cơ cấu tỷ lệ hợp lý để đại diện của các tôn giáo tham gia Ủy ban MTTQ cùng cấp.
- Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 08/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố chủ động tham mưu với cấp ủy đảng phân công, giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.
3.4. Số lượng Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp
Để đảm bảo 04 thành phần, cơ cấu theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam. Số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp dự kiến bằng khóa trước (riêng cấp phường tăng so với nhiệm kỳ trước để thực hiện chủ trương tăng cường hoạt động về cơ sở), cụ thể:
- Cấp phường số lượng 30 - 55 Ủy viên; Ban Thường trực là 03 người, gồm chức danh Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên Thường trực.
- Cấp thành phố số lượng 45 - 65 Ủy viên; Ban Thường trực 04 người, gồm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.
* Lưu ý: Thực hiện điều 1, chương I và khoản 1, điều 22, chương IV, Điều lệ MTTQ Việt Nam đề nghị mời tổ chức Đảng và Quân đội ở các địa phương cử người đứng đầu hoặc đại diện lãnh đạo tham gia Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.
3.5. Quy trình giới thiệu người tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp
- Đối với thành phần đại diện của tổ chức thành viên cùng cấp và Uỷ ban MTTQ cấp dưới trực tiếp:
+ Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội gửi công văn đến các tổ chức thành viên và Uỷ ban MTTQ cấp dưới trực tiếp đề nghị giới thiệu nhân sự tham gia vào Uỷ ban MTTQ khóa mới.
+ Sau khi nhận văn bản đề nghị của các tổ chức thành viên và Uỷ ban MTTQ cấp dưới trực tiếp; Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội lập danh sách dự kiến tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới.
- Đối với cá nhân tiêu biểu ở các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của MTTQ các cấp:
+ Đối với cá nhân tiêu biểu của khóa đương nhiệm:
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội cần rà soát lại những vị là cá nhân tiêu biểu và chuyên gia của khóa đương nhiệm để đề xuất nhân sự tiếp tục, nhân sự không tiếp tục tham gia khóa mới. Sau đó trao đổi với các tổ chức, cơ quan, đơn vị đang quản lý các cá nhân tiêu biểu và chuyên gia để xin ý kiến. Người được giới thiệu để tiếp tục tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới phải tự nguyện và được tổ chức, cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý mới lập danh sách dự kiến tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới.
+ Đối với các cá nhân tiêu biểu chưa tham gia khóa đương nhiệm:
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ khóa đương nhiệm phát hiện và giới thiệu nhân sự, đồng thời liên hệ với Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên, các cơ quan, các tổ chức có liên quan đến hoạt động của Mặt trận và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp dưới trực tiếp để cùng phát hiện và giới thiệu nhân sự mới. Tiến hành phối hợp với các cơ quan quản lý cán bộ, xem xét và thống nhất danh sách dự kiến tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới. Người được giới thiệu để tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới phải tự nguyện và được tổ chức, cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý giới thiệu.
- Đối với cán bộ chuyên trách tại cơ quan Uỷ ban MTTQ:
+ Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội phối hợp với cơ quan quản lý cán bộ cùng cấp tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan Ủy ban MTTQ cùng cấp tiến hành giới thiệu để lập danh sách dự kiến tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ (kể cả số cán bộ chuyên trách đang là Uỷ viên và Ban Thường trực khóa đương nhiệm) theo Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”.
+ Trên cơ sở quy hoạch, đánh giá cán bộ và tham khảo ý kiến tín nhiệm của cán bộ, công chức cơ quan, tập thể Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội phối hợp cùng cơ quan quản lý cán bộ trao đổi và thống nhất về danh sách dự kiến tham gia Uỷ ban MTTQ khóa mới.
3.6. Quy trình hiệp thương cử các chức danh lãnh đạo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp.
1/ Chủ tọa Hội nghị:
- Triệu tập viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên Thường trực khóa trước triệu tập hội nghị và được hội nghị thỏa thuận cử làm chủ tọa Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban MTTQ khóa mới để cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới.
2/ Các bước hiệp thương cử các chức danh:
* Hiệp thương cử Chủ tịch.
Chủ tọa hội nghị giới thiệu nhân sự dự kiến là Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới. Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới.
* Hiệp thương cử Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ và Uỷ viên Thường trực.
- Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới chủ trì Hội nghị và trình bày dự kiến danh sách Phó Chủ tịch UBMT khóa mới. Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam.
- Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới chủ trì hội nghị và trình bày dự kiến danh sách Uỷ viên Thường trực khóa mới theo dự kiến đã chuẩn bị. Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử Uỷ viên Thường trực Uỷ ban MTTQ khóa mới.
* Chủ tịch Uỷ ban MTTQ khóa mới công bố danh sách Ban Thường trực UBMT khóa mới đã được hiệp thương cử ra tại Đại hội.
4. Về cơ cấu thành phần và số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp
4.1. Cơ cấu thành phần đại biểu của Đại hội MTTQ các cấp
Đại biểu của Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp phải là những người tiêu biểu, có tín nhiệm và có khả năng đóng góp ý kiến vào những quyết định của Đại hội. Cơ cấu thành phần đại biểu chính thức của Đại hội gồm:
- Các vị Uỷ viên Uỷ ban MTTQ đương nhiệm của cấp tổ chức Đại hội.
- Đại biểu phân bổ cho MTTQ cấp dưới trực tiếp và các tổ chức thành viên cùng cấp.
- Các cá nhân tiêu biểu được Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội giới thiệu làm đại biểu để hiệp thương cử vào Uỷ ban Mặt trận khóa mới.
- Một số cán bộ chuyên trách cơ quan MTTQ cấp tổ chức Đại hội.
4.2. Về thời gian, địa điểm, số lượng đại biểu của Đại hội Mặt trận các cấp
- Đại hội Mặt trận cấp phường: số lượng từ 80-130 đại biểu; thời gian Đại hội không quá 1 ngày, hoàn thành trong quý I/2019.
Đơn vị chọn Đại hội điểm tổ chức giữa quý IV/2018; phấn đấu trong quý IV năm 2018 tổ chức đại hội ít nhất 03 đơn vị. Ban Thường trực UBMT thành phố chọn UBMT phường 3 để chỉ đạo tổ chức đại hội điểm trong toàn thành phố.
- Đại hội Mặt trận cấp thành phố: số lượng 150 - 200 đại biểu; thời gian Đại hội không quá 02 ngày và hoàn thành trong tháng 5/2019.
4.3. Về khách mời của Đại hội Mặt trận các cấp
Tùy tình hình cụ thể của từng địa phương để quyết định số lượng khách mời cho phù hợp. Khách mời của Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp trong thành phố có các thành phần như sau:
Đại diện Ban Thường trực MTTQ cấp trên, đại diện của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, một số đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có quan hệ công tác thường xuyên với Uỷ ban MTTQ cùng cấp; đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, lão thành cách mạng... của địa phương; một số vị trong Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ chuyên trách của cấp mình các nhiệm kỳ trước; đại biểu là Uỷ viên Uỷ ban MTTQ cấp trên đang cư trú và công tác tại địa phương.
5. Về cử đại biểu dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp trên
- Trên cơ sở số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu do Uỷ ban MTTQ cấp trên trực tiếp phân bổ, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp được phân bổ đại biểu tiến hành dự kiến cơ cấu thành phần, số lượng và danh sách đoàn đại biểu của địa phương mình trình ra đại hội cùng cấp để tiến hành hiệp thương cử đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Người được cử đi dự đại hội cấp trên phải được quá nửa (1/2) tổng số đại biểu dự Đại hội tán thành.
- Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp dưới trực tiếp, Ban Công tác Mặt trận các phường báo cáo danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên của đơn vị mình để Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội tiến hành các thủ tục triệu tập đại biểu.
- Đại hội MTTQ các cấp trong thành phố cần hiệp thương cử đại biểu dự khuyết dự Đại hội cấp trên. Số lượng đại biểu dự khuyết do Đại hội mỗi cấp quyết định.
III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ TRANG TRÍ ĐẠI HỘI
1. Về chương trình Đại hội
Chương trình Đại hội gồm các nội dung như sau:
- Lễ chào cờ, hát Quốc ca.
- Hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch và Thư ký Đại hội.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Khai mạc Đại hội.
- Chào mừng của đoàn đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân, đại diện Mặt trận địa phương bạn (nếu có).
- Báo cáo tổng hợp tình hình đại biểu đi dự Đại hội MTTQ cấp mình.
- Trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, dự kiến chương trình hành động của nhiệm kỳ mới (toàn văn hoặc tóm tắt) và báo cáo kiểm điểm hoạt động của Uỷ ban Mặt trận khóa cũ.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện của Uỷ ban MTTQ cấp mình và ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện của Đại hội MTTQ cấp trên và các ý kiến đề nghị sửa đổi Điều lệ MTTQ Việt Nam (nếu có).
- Tham luận của đại biểu dự Đại hội.
- Phát biểu của đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, của đại diện cấp uỷ, chính quyền cùng cấp.
- Báo cáo danh sách nhân sự và hiệp thương cử Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới.
- Họp Uỷ ban MTTQ nhiệm kỳ mới phiên đầu tiên để cử Ban Thường trực (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực).
- Công bố kết quả phiên họp đầu tiên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới về việc cử nhân sự vào các chức danh trong Ban Thường trực.
- Ra mắt Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới, đại diện Uỷ ban MTTQ khoá mới phát biểu nhận nhiệm vụ.
- Hiệp thương cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp trên
trực tiếp.
- Công bố các quyết định khen thưởng (nếu có).
- Thông qua Nghị quyết Đại hội.
- Bế mạc Đại hội (chào cờ).
2. Về tuyên truyền và trang trí Đại hội
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí Đại hội như sau:
2.1 Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm huy động nguồn lực xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
- Tuyên truyền đối ngoại về chủ trương, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với kiều bào của Đảng, Nhà nước ta; đấu tranh với những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
2.2. Trang trí Đại hội:
- Trang trí đường chính tới địa điểm tổ chức Đại hội và xung quanh phía ngoài (như cờ, pa nô, áp phích, băng rôn...)
- Trong hội trường nhìn từ dưới lên:
+ Phía bên trái phông là cờ Tổ quốc, tượng Bác Hồ hoặc ảnh Bác Hồ, chính giữa phông là biểu trưng của MTTQ Việt Nam, dưới biểu trưng là dòng chữ “Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam......khóa …..Nhiệm kỳ 2019-2024 ngày...tháng....năm.....” (có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Dưới chân phông có thể bố trí các cây cảnh, hoa tươi…
+ Hai bên phía trên hội trường có thể để 2 tấm pa nô, khẩu hiệu hành động hoặc chủ đề của Đại hội (Có ma két trang trí kèm theo)
+ Hành lang hội trường có thể trang trí tranh cổ động hoặc triển lãm ảnh về các hoạt động của MTTQ Việt Nam.
IV. VỀ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI
Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp ( kể cả Đại hội điểm MTTQ VN phường tổ chức vào quý IV/2018) thống nhất nhiệm kỳ Đại hội là 2019- 2024.
V. VỀ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN
Hội nghị Ban công tác Mặt trận được tổ chức trước khi Đại hội Mặt trận Tổ quốc các phường ít nhất 15 ngày. Chương trình, nội dung của Hội nghị Ban Công tác Mặt trận như sau:
- Quán triệt Chỉ thị số 17- CT/TW ngày 04/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo Đại hội MTTQVN các cấp trong tỉnh; Chỉ thị số 07- CT/TW, ngày 08/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố, nhiệm kỳ 2019-2024 và Kế hoạch tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố nhiệm kỳ 2019-2024.
- Thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo nhiệm kỳ và chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc cấp phường trong nhiệm kỳ tới; góp ý bổ sung, sửa đổi điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có).
- Căn cứ vào số lượng, thành phần được phân bổ để hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp phường.
- Phát động phong trào thi đua chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX với các mục tiêu, chương trình, việc làm, công trình cụ thể nhằm tạo khí thế phấn khởi của nhân dân trong cộng đồng dân cư.
VI. VIỆC DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố phối hợp với tập thể lãnh đạo Đảng ủy các phường để duyệt nội dung, chương trình Đại hội Mặt trận cấp phường.
- Hồ sơ duyệt công tác tổ chức Đại hội gồm:
+ Dự kiến chương trình Đại hội.
+ Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, chương trình hành động nhiệm kỳ mới và báo cáo kiểm điểm hoạt động của Uỷ ban Mặt trận khóa cũ.
+ Đề án xây dựng Uỷ ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ khóa mới, danh sách trích ngang dự kiến Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ khóa mới.
VII. VỀ VIỆC CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
- Trong thời hạn 10 ngày sau Đại hội, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới phải gửi báo cáo về Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp: biên bản Đại hội, biên bản hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc lần thứ nhất, tờ trình đề nghị công nhận các chức danh của Ban Thường trực và sơ yếu lý lịch ( theo mẫu 2C-TC/TW) của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực.
- Sau khi nhận được báo cáo của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp dưới về kết quả cử hoặc bầu, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách Ban Thường trực và các chức danh của cấp dưới theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Ban Thường trực UBMT thành phố
- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy ban hành văn bản lãnh đạo Đại hội; xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội, chuẩn bị nội dung của Đại hội và công tác nhân sự Uỷ viên Uỷ ban, Ban Thường trực nhiệm kỳ mới theo tinh thần Chỉ thị số 17- CT/TW ngày 04/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 07- CT/TW, ngày 08/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố, nhiệm kỳ 2019-2024; Thông tri số 28/TT-MTTW-BTT, ngày 06/02/2018 của Ban Thường trực UBTWMTTQVN hướng dẫn Đại hội MTTQVN các cấp tiến tới Đại hội đại biểu MTTQVN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 và Kế hoạch tổ chức Đại hội MTTQVN các cấp trong thành phố của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.
- Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản hướng dẫn, chỉ thị, kế hoạch, thông tri của Mặt trận Trung ương, Ban Thường trực UBMT tỉnh và cấp ủy các cấp liên quan đến công tác tổ chức đại hội Mặt trận TQVN.
- Phối hợp Đảng ủy phường để tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, chuẩn bị các nội dung, điều kiện đảm bảo để tiến hành tổ chức tốt đại hội điểm MTTQVN phường theo kế hoạch đề ra; đồng thời phân công các đồng chí trong Ban Thường trực theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức Đại hội các phường còn lại.
- Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng đại hội Mặt trận các cấp thành phố Đông Hà nhiệm kỳ 2019 – 2024. Phối hợp với các tổ chức thành viên, các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội; phát động phong trào thi đua chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024.
2/ Ban Thường trực UBMT các phường.
- Tập trung tham mưu, tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy địa phương trong công tác tổ chức Đại hội. Tham mưu Cấp ủy Đảng ban hành văn bản lãnh đạo Đại hội; xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội, chuẩn bị nội dung Đại hội và công tác nhân sự Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận, Ban Thường trực UBMT nhiệm kỳ mới theo tinh thần Chỉ thị số 17- CT/TW ngày 04/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 07- CT/TW, ngày 08/6/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố, nhiệm kỳ 2019-2024; Thông tri số 28/TT-MTTW-BTT, ngày 06/02/2018 của Ban Thường trực UBTWMTTQVN hướng dẫn Đại hội MTTQVN các cấp tiến tới Đại hội đại biểu MTTQVN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 và Kế hoạch tổ chức Đại hội MTTQVN các cấp trong thành phố của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.
- Triển khai Kế hoạch tổ chức Đai hội của cấp mình; chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chất lượng các nội dung văn kiện đại hội; nhân sự UBMT, Ban Thường trực UBMT nhiệm kỳ mới; các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đại hội. Đăng ký thời gian duyệt nội dung đại hội và thời gian tổ chức đại hội với Ban Thường trực UBMT thành phố như đã quy định.
- Phát động đợt thi đua cao điểm với các công trình, phần việc cụ thể thiết thực chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019 - 2024.
- Căn cứ vào kế hoạch này, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các phường tiến hành chuẩn bị tổ chức Đại hội cấp mình, đảm bảo nguyên tắc thảo luận thống nhất trong tập thể, báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các phường thường xuyên duy trì chế độ thông tin, báo cáo tiến độ, kết quả Đại hội MTTQ về Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị Ban Thường trực UBMT các phường tập hợp, phản ánh về Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố để phối hợp giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thành phố Đông Hà, nhiệm kỳ 2019 - 2024./.
Nơi nhận:
- Ban TT UBMT tỉnh;
- BTV Thành ủy;
- Các Ban đảng Thành ủy;
- UBND TP;
- Các thành viên UBMT TP;
- Ủy viên UBMT TP;
- UBMT các phường;
- Lưu VP. |
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH
Đã ký
Nguyễn Thị Thanh Hương |